Về pin
Pin không được để dưới 10%: pin thế hệ mới rất là bền, nhưng có nhược điểm là nếu dưới 10% thì rất dễ chai pin (mình bị một lần, chỉ vì cố gắng download cho xong mà để pin dưới 3%, sau 2 phút, pin chai ngay 7%).Vì thế cần thiết lập để máy tự Hibernate khi dưới 10%.
Và cứ dưới 10% là cắm sạc lên ngay.
Pin laptop chai theo thời gian, dù bạn có dùng hay không, trung bình từ 25-30%/năm.
Về ổ cứng
1) Không lắc laptop qua lại: Ổ cứng luôn quay 5400 vòng/phút, một tốc độ cực kỳ nhanh, vì vậy, khi sử dụng, không được lắc lư hay "quơ qua quơ lại", lúc này đầu quay sẽ trật hướng và sẽ làm hỏng ổ cứng.
"Sự ổn định này là cần thiết bởi vì 7200RPM tương đương với tốc độ gió 120km/h trên bề mặt đĩa từ và 137km/s với đầu Đọc/Ghi"
Một khách hàng của mình đã phải bảo hành ổ cứng mất phí vì lý do khá "lạ": "Em tưởng như điện thoại nên em cứ cầm qua cầm lại" ????
2) Ổ cứng thì tốc độ những GB dung lượng đầu tiên sẽ nhanh, và chậm dần cho đến GB dung lượng cuối cùng. Ví dụ: ổ cứng 500GB thì từ 0-10GB đầu sẽ nhanh nhất, và tốc độ đọc/ghi sẽ giảm dần cho đến 490-500GB.
Do vậy, mình thường chia ổ cứng cho khách là 50GB cho hệ điều hành và phần mềm (quá dư để cài phần mềm) + 100GB tiếp theo cho các file hay dùng (như file chỉnh sửa ảnh Photoshop) + toàn bộ GB tiếp theo cho các file ít dùng hay những dữ liệu không cần tốc độ nhanh (như ca nhạc, phim ảnh, ...)
3) Không dồn ổ đĩa: các ổ đĩa đời mới và các file đời mới bây giờ không cần dồn ổ đĩa. Mỗi lần dồn ổ đĩa là ổ cứng hoạt động liên tục, và như thế tuổi thọ sẽ giảm, trong khi chẳng mang lại hiệu quả gì.
Ngày trước hay đọc báo Echip và PCWorld Việt Nam khuyên là nên, nhưng đó là ngày xưa; còn bây giờ, các báo vi tính ở nước ngoài đã khuyên là không cần thiết nữa, vì bây giờ dung lượng ổ cứng lớn, và file cũng lớn, việc dồn đĩa không những không tác dụng mà còn giảm tuổi thọ ổ cứng nữa.
4) Chia ổ đĩa: Các ổ đĩa đời mới chỉ nên dùng 1 phân vùng Primary, còn lại là Logical hết. Bạn nào khi chia ổ đĩa nên lưu ý điều này, khi bạn chia ổ đĩa đời mới, tầm 3 phân vùng là Primary thì rất dễ đi bảo hành :D lỗi này có thể nhận biết là Dynamic Disk :D
Phần mềm Patition Magic đã lỗi thời, ít tương thích với ổ cứng thế hệ mới. Nếu chia ổ đĩa thì dùng Acronisk Disk Director 2011 nhé, an toàn hơn, và định dạng ở NTFS cho bền bĩ, tránh dùng FAT32 dễ bị lỗi.
Về màn hình
Kết hợp phím Fn+ phím có biểu tượng mặt trời: thì sẽ tăng giảm độ sáng được.
Để sáng quá: nhanh hết pin và nhanh mỏi mắt. Do vậy, chỉnh làm sao cho vừa mắt mình, đọc dịu mắt là được.
Nhưng khi xem phim, chơi game thì độ sáng càng cao thì hình ảnh càng đẹp, độ sâu và độ trong của hình càng cao :D do vậy, tự quyết định là chọn cái đẹp hay là cái mỏi mắt :D
Nhiệt độ thì phụ thuộc vào cấu hình, không gian tản nhiệt. Do đó, laptop có cấu hình càng cao thì càng nóng, VGA rời thì nóng hơn VGA onboard, và laptop càng nhỏ thì không gian tản nhiệt càng nhỏ nên khó thoát được nhiệt.
Ngoài ra, vỏ nhôm thì dễ truyền nhiệt hơn vỏ nhựa, nên sẽ cảm thấy nóng hơn; nhưng do nhiệt độ được tản qua vỏ nhôm tốt hơn, nên bên trong các linh kiện có nhiệt độ mát hơn :D
+++++++++++++++++++++++
Với laptop, phần lớn khe thoát nhiệt ở dưới mặt đáy, do vậy, khi để thẳng xuống mặt bàn sẽ không thoát nhiệt được và sẽ rất nóng.
Do vậy, khi làm văn bản hay lướt web, máy hoạt động ít, nhiệt lượng tỏa ra ít thì có thể để thẳng xuống mặt bàn được.
Tuy nhiên, khi chơi game hay render thì máy hoạt động hết công suất, nhiệt lượng tỏa ra rất nhiều, do vậy, cần phải kê cao lên tầm 2CM để máy thoát nhiệt, nếu không máy như cái lò than ngay, vì có thoát được nhiệt đâu :D
Về vệ sinh laptop
Trung bình sau khi laptop dùng tầm 1 năm, sẽ bị bụi bám vào rất nhiều, do vậy, khả năng tản nhiệt kém hơn khi mới mua, nhiệt độ tăng trung bình 12-15oC so với lúc ban đầu.
Nên lúc này, bạn dùng phần mềm đo nhiệt độ, nếu thấy cao hơn thấy rõ, thì tháo ra vệ sinh, trét lại keo tản nhiệt thì nhiệt độ sẽ giảm được 10-15oC.
(còn tiếp....)