Giải nghĩa vài thuật ngữ trong việc chọn lựa Android TV nào :D

Nói thật là mình mới tham gia mảng Android TV thôi, trước giờ chỉ tập trung vào mảng PC/laptop, vài năm nay thì smartphone/tablet, nên khi vào đây, thấy anh em post bài cấu hình mà chẳng hiểu gì hết

Nên hôm nay, chịu khó Google để vài khái niệm, tập hợp lại đây hy vọng anh em góp ý, toàn là Google nên có thể không chính xác thì nhờ anh em chỉnh giúp, em sẽ sửa lại post 1

MP3 là gì? DTS là gì? AC3 là gì? DTS-HD là gì? DTS-HD MA là gì? nên lựa chọn cái nào?

[QUOTE]Em thì Google thì được biết mấy cái như DTS/AC3/ giống như MP3..... là các chuẩn codec âm thanh (tức là bộ giải mã và nén 1 file âm thanh): Những lầm tuởng trong thế giới HD - HDVNBits Forum

[QUOTE]DTS = 1.5 Mbit/s
DTS-HD = 6 Mbit/s
DTS-HD MA = 25 Mbit/s

DTS-HD MA > DTS-HD > DTS[/QUOTE]

[QUOTE]DTS vs DTS-HD
vấn đề ở đây không phải là công suất của AMP mà là chất lượng của tín hiệu âm thanh. Có thể so sánh DTS như MP3 thì DTS-HD giống như đĩa CD vậy. Âm thanh của Phim DTS-HD chi tiết hơn DTS.[/QUOTE]

Mr. Jacky5555 nói đúng đó.

Âm thanh của DTS-HD thì chi tiết và hay hơn nhiều so với DTS. Và phim cũng phải chọn phim blu-ray DTS-HD Master (25MB) để xem thì mới thỏa mãn cho ta về chất lượng cao từ âm đến hình. Chứ nếu như ampli là DTS-HD hỗ trợ cho phim bluray, mà ta lại xem phim rip (720p-1080p) thì sẽ được gọi là "đầu gà đít dzịt". Nó thì cũng như không. Là vì chỉ có hình là đạt chất lượng cao (vẫn chưa được tuyệt đối, vì phim đã được thay đổi định dạng không còn nguyên mẫu là bluray), nhưng còn tiếng thì là "vũ như xuân" = vẫn như xưa , vì tiếng của nó thì vẫn là của... DVD.

Nói tóm lại:

Ampli đời cũ giải mã DTS:

- Mặt hạn chế: chỉ phục vụ cho tiếng của phim DVD (1.5MB).
- Mặt ưu: tận dụng được công suất lớn và nét "gấu" của thời xưa nhưng chỉ với số tiền bằng 1/3 thôi so với ampli đời mới DTS-HD.

Ampli đời mới giải mã DTS-HD:

- Mặt hạn chế: số tiền bỏ ra bằng gấp 3 lần so với ampli đời cũ, nhưng chỉ được với công suất tương đương một ampli đời cũ.
- Mặt ưu: phục vụ cho âm thanh đương đại chất lượng cao là DTS-HD (25MB), nghe lung linh như giọt nước gợn lăn lăn trên mặt nước hồ thu. Chi tiết đến mê hoặc.

Giải pháp chọn lựa:

- Hoặc bạn tách làm 2 dàn nghe nhạc riêng & xem phim riêng: mua ampli DTS-HD nho nhỏ vừa túi tiền để tận hưởng âm thanh DTS-HD. Và một stereo amplifier cho phần nghe nhạc.

- Hoặc chọn hai trong một phục vụ cho cả phim lẫn nhạc: chọn một receiver đắt tiền với công suất lớn và công nghệ mới. Cái này thì đắt tiền áh.

Tuy nhiên, ampli càng mắc tiền thì càng mang công nghệ cao và mới, với công suất lớn hơn, nên càng chi tiết, càng căng tiếng và càng hay.

Thân.[/QUOTE]

Ampli là gì?
http://duymo.wordpress.com/2008/01/08/ampli-va-loa/

[QUOTE]Ampli. Ampli là thiết bị nhận vào tín hiếu điện, khuyếch đại và gửi ra loa cũng tín hiệu điện. Ampli gồm 2 bộ phận chính : bộ phận khuyếch đại gọi là Pre-ampli và bộ phận tách kênh vẫn gọi là ampli . Hai bộ phận này có thể rời hoặc có thể ghép chung vào một ampli. Dân chuyên nghiệp thì hay chơi rời vì thế nó mới chuyên nghiệp . Chuyên nghiệp nói chung là đắt . Trong khuôn khổ đú đởn, duymo chỉ quan tâm đến 2 loại Ampli stereo (ampli Hi-fi) và ampli Audio-Video( Ampli AV).
Ampli hi-fi là ampli cho đầu ra trên 2 kênh. Ampli AV thì cho đầu ra trên nhiều kênh, mục đích chính phục vụ việc xem phim với âm thanh đa kênh. Nếu bạn là tỉ phú thì bạn mua nên mua 2 hệ thống âm thanh phục vụ nghe nhạc và xem phim rời nhau vì rất khó dung hòa cả 2 nhu cầu trên cùng một ampli. Nếu bạn là người như bao người khác thì bạn cần phải chọn lựa ưu tiên cho mục đích sử dụng vì thường thì ampli AV khi nghe nhạc không thể hay như một ampli Hi-fi cùng giá tiền được, và tất nhiên là ngược lại rồi.
Ampli Hi-fi nói chung kĩ thuật không thay đổi nhiều vì vẫn dựa trên nền tảng analogue, cải tiến chủ yếu là về mặt điện tử. Chỉ có Ampli AV là quay như chong chóng vì sự trở mặt ngày càng táo tợn của công nghệ kĩ thuật số hiện nay. Để đối phó với kĩ thuật số, ngoài các mạch điện tử thông thường, các ampli AV còn phải cài thêm các phần mềm để giải mã các chuẩn âm thanh kĩ thuật số đương đại nữa.
Ví dụ muốn xem một đĩa DVD có âm thanh Dolby Digital có 2 cách:

  • Hoặc bạn phải có một đầu đọc DVD có gắn sẵn giải mã Dolby Digital bên trong, sau đó bạn nối đầu ra analogue của DVD player với đầu vào analogue của ampli. Như thế thì tín hiệu âm thanh nén đã được bộ giải mã của DVD Player vạch rõ bộ mặt rồi, ampli của bạn chỉ cần khuyếch đại lên rồi truyền ra loa là xong. Thế này thì ampli của bạn không thèm giải mã đi kèm nữa
  • Hoặc bạn phải có một ampli AV có giải mã Dolby Digital. Lúc này bạn có thể nối cổng ra digital của DVD player vào cổng vào Digital của ampli. Ampli sẽ làm mọi chuyện cho bạn.
Tóm lại, để tái tạo được một nguồn âm thanh số hóa đã nén( compressed sound) theo một chuẩn X nào đó, bạn phải có thiết bị có gắn giải mã X.

[/QUOTE]

Còn đây là giải nghĩa về Reciever và Ampli


[QUOTE]Receiver là kiểu viết cho gọn: tên đầy đủ là AV receceiver, hiều nôm na là 1 amply đa kênh có cổng video out và chức năng radio.
Từ PS3 nối vào HDTV có nhiều cách: qua đường HDMI (cả hình và tiếng vào 1 đường), qua đường A/V thông thường, qua ngả component.[/QUOTE]

[QUOTE=vkc;183408]Nếu dùng để coi video thì nên dùng AVR đa kênh ( audio video receiver ) đây cũng chỉ là ampli nhưng tích hợp thêm radio nên gọi là receiver...Những loại AVR đa kênh thì tích hợp đủ những kết nối mới nhất để coi video như cổng HDMI, optical, coaxial, 5.1 hay 7.1 analog ( tùy model mà những kết nối kể trên có nhiều hay lượt bớt )

Ampli thường dùng để nghe nhạc 2 kênh ( nhạc stereo )...bạn vẫn có thể dùng ampli này để coi phim nhưng phải dùng tới 3 hay 4 cái để đánh cho các loa ( front, center, rear, sub ) hay dùng loại ampli đa kênh nhưng phải kết hợp với bộ pre-ampli có những kết nối cần thiết để nhận tín hiệu audio, video sau đó chuyển thành analog truyền sang ampli để khuếch đại ra loa ( cách này hay nhưng rất tốn kém )[/QUOTE]

http://www.hdvietnam.com/diendan/newreply.php?do=newreply&p=183408

Lossy là gì? và Lossless là gì?

http://vozforums.com/showthread.php?t=2913780

[QUOTE]1. Lossless - Lossy: 2 em là ai?
Lossless và Lossy ngày nay đã trở thành 2 thuật ngữ phổ biến, dùng trong lưu trữ hình ảnh, âm nhạc... tức multimedia nói chung. Về âm nhạc mà nói, thì:

Lossless: Là các định dạng nhạc số chất lượng siêu cao: Với lưu trữ lossless mà nói, thì đây là cách lưu trữ lại gần như tất cả những âm thanh mà chúng ta cần nghe. Đây là định dạng hoàn hảo nhất trong thế giới số mà chúng ta biết đến.
! Tại sao lại là "gần như tất cả" mà không phải là "tất cả"? Xin xem thêm bài Analog và Digital bên HDVietnam.com, hoặc những ai đã từng học qua "Xử lý số tín hiệu" đều biết.
==> Những định dạng nhạc được coi là "lossless - Không mất thông tin" phải có tần số lấy mẫu gấp đôi ngưỡng nghe của người: >= 20kHz x 2 = 40kHz.
Vậy nên tần số lấy mẫu ở các file lossless thường gặp là 44100Hz, 48kHz, 96kHz, 192kHz, 384kHz.
Những định dạng nhạc lossless phổ biến: WAV (Windows Wave, audio file format for IBM-compatible personal computers), AIFF, FLAC (Free Lossless Audio Codec), ALAC (Apple Lossless Audio Codec).

Lossy: Là các định dạng nhạc số chất lượng từ thấp đến cao. Loại lưu trữ này có đánh mất thông tin trong quá trình lưu trữ: Nếu nhạc chất lượng càng thấp, thì lượng thông tin bị đánh mất càng nhiều; tai thường cũng nhận ra. Nếu nhạc chất lượng càng cao thì lượng thông tin bị đánh mất càng ít, loại này tai dơi và thiết bị xịn mới phân biệt được. Tất nhiên loại này có tần số lấy mẫu nhìn chung là thấp hơn so với ngưỡng nghe của người.
Những định dạng nhạc lossy phổ biến (ở Việt Nam): mp3 ( MPEG-1 Audio Layer 3), m4a (advance Audio Coding), wma.[/QUOTE]

Passthrough là gì? SPDIFF Passthrough là gì? (chắc viết sai chính tả , có lẽ nói đến S/P DIF)


[QUOTE]Để receiver giải mã audio sẽ tốt hơn phần mềm hoặc sound card??

Những người có điều kiện dùng receiver thường luôn tìm mọi cách để passthrough audio để receiver xử lý và đinh ninh rằng sẽ cho âm thanh tốt hơn là để sound card hoặc phần mềm (ffdshow audio, arcsoft total media player..) giải mã. Rất tiếc đó là một hiểu nhầm khá là tai hại, một phần vì bị các công ty thuốc, một phần vì ko rành về kiến thức giải mã audio.

Để giải thích về vấn đề này, SK sẽ nói sơ về việc giải mã audio ở 2 phương án:

-Passthrough: audio là lossy(DTS, AC3) hay lossless (DTS-HD MA, TrueHD, LPCM) đều được đẩy nguyên gói qua cổng spdiff(lossy)/HDMI(lossless) vào receiver, được receiver giải mã sau đó xuất ra loa. Passthrough chỉ có thể áp dụng cho 5 loại codec trên.

-Phần mềm: dù là lossy hay lossless (tất cả các loại codec chứ ko giới hạn như passthrough) sẽ được phần mềm (ffdshow, arcsoft total media player..) giải mã ra RAW (PCM) và chất lượng trứoc và sau khi giải mã là hoàn toàn tương đương (thuật ngữ gọi là bit-by-bit identical). Ví dụ đơn giản hơn:nếu như ta có một file ảnh jpeg (lossy) hoặc png(lossless), dùng paint ta save nó lại dưới dạng RAW là bimap thì chất lượng cả 2 đều như nhau (thử rồi biết)

Gói RAW (audio) đó khi đưa vào receiver sẽ được xử lý tiếp, mà đến công đoạn này thì chẳng còn gì để xử lý nữa vì gói thông tin đã là sản phẩm thô rồi. Ngay cả cái receiver xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cũng có thể làm được (vì đó là chức năng cơ bản của nó)

Điều này có thể gây shock cho các bác đang xài receiver đỉnh , nhưng sự thật là sự thật. Tuy nhiên các bác đừng buồn vì bởi lẽ gói RAW có số kênh từ 6 trở lên (5.1, 6.1,7.1) ko thể đẩy ra bằng cổng spdiff được, chỉ có thể qua cổng HDMI mà thôi. Mà receiver cùi thì chưa chắc có cổng HDMI à

Bác nào ko tin có thể về thử nghiệm nhé: Bật một phim lên rồi nghe thử bằng phương pháp passthrough trước, sau đó nghe bằng phần mềm xử lý. Nếu nói 1 cái hay hơn thì bác tự ám thị mình rồi
[/QUOTE]
Những lầm tuởng trong thế giới HD - HDVNBits Forum


[QUOTE=TQN;822865]DTS-HD và Dolby TrueHD có cấu trúc gồm 2 thành phần:

DTS-HD: DTS (768 kbps hoặc 1536 kbps, 48kHz, đây là "core") + HD data (MLP lossless)
Dolby TrueHD: Dolby (Chủ yếu là AC3 640 kbps hoặc AC3 448 kbps, 48kHz, đây là "core") + HD data (MLP lossless)

- Vậy bác có câu trả lời cho vấn đề trên rồi đó.[/QUOTE]

[QUOTE=TQN;825249]Bài trên là rõ ràng lắm rồi mà bác...

1. DTS-HD pasthrough: Bits stream pasthrough DTS Core + HD data.
2. DTS-HD Passthrough core stream: Bits stream pasthrough DTS Core (no HD data).

Trường hợp thứ 2 thiết bị sẽ chỉ pasthrough cái core của DTS-HD, là 1 file DTS thường, bỏ qua toàn bộ dữ liệu HD data. Lúc này những gì bác nghe là DTS thường.

OK.[/QUOTE]

S/P DIF là gì? SPDIF là gì? SPDIF Passthrough là gì?
http://www.vn-zoom.com/f586/jack-cam-s-p-dif-la-gi-and-cach-su-dung-no-1873213.html
Có thể coi là 1 chuẩn giao tiếp, có tác dụng truyền hình ảnh và âm thanh, tưởng tượng giống như HDMI cho dễ

[QUOTE]- S/PDIF:
S/PDIF được viết tắt bởi cụm từ Sony/Philips Digital Interface Format, nghĩa là Chuẩn giao tiếp kỹ thuật số của Sony và Phillips, và cũng được gọi IEC 958 loại II, vì nó là một phần của IEC-60958. Đây là một trong những chuẩn giao tiếp chuyên dụng trong các thiết bị âm thanh kỹ thuật số. Jack cắm S/PDIF giống như những jack bông sen thông dụng ngoài thị trường.

Những thiết bị âm thanh có hỗ trợ chuẩn này sẽ giúp cho việc truyền tải âm thanh một cách chính xác, trong sạch, không bị suy hao khi truyền tải. S/PDIF là một chuẩn được biết đến như AES/EBU trong phiên bản người tiêu dùng.
ỨNG DỤNG:
S/PDIF đầu tiên được dùng với CD players (và DVD players), nhưng đã trở nên phổ biến trên các thành phần âm thanh khác như Minidiscs và các card âm thanh máy vi tính hiện đại. Nó cũng phổ biến trong âm thanh xe hơi, nơi mà một số lượng lớn việc lắp ráp đi dây có thể được thay thế với một sợi cáp quang đơn miễn là không bị nhiễu điện. Một phổ biến khác mà dùng giao diện S/PDIF là để mang tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đã được nén như được định nghĩa bởi chuẩn IEC 61937. Kiểu này được dùng để kết nối đường ra của DVD player tới một bộ nhận rạp hát gia đình mà hỗ trợ Dobly Digital hoặc âm thanh vòm DTS.
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT PHẦN CỨNG:
Đặc điểm kỹ thuật của S/PDF cho phép nhiều loại cáp khác nhau và việc kết nối phải kết nối đến thiêt bí đã từng sử dụng. Những từ chính cho loại thị bị này là “coaxial” (Cáp đồng trục) và “RCA jack” (Jack bông sen). Loại khác được gọi là “optical” (cáp quang) với từ “Toslink” thường được dùng. Hoặc ít thường xuyên hơn như EIAJ Optical. Các bộ chuyển đổi tồn tại để chuyển đổi từ coaxial RCA Jack S/PDIF đến Optical Toslink S/PDIF và ngượic lại( mặc dùng hầu hết các bổ chuyển đổi cá nhân thỉ chỉ có một cách). Tất cả đòi hỏi một số sắp xếp cung cấp nguồn bên ngoài. Phiên bản “optical” là thuận lợi cho các ứng dụng nơi mà độ nhiễu điện hoặc nhiều dây được đưa ra như âm thanh trên xe hơi. S/PDIF được phát triển từ một chuẩn đã được dùng trong lãnh vực âm thanh chuyên nghiệp, được biết như AES/EBU mà được dùng phổ biến trong hệ thống băng âm thanh kỹ thuật số (được gọi tắt là DAT) và được dùng chuyển đổi trong phòng thu chuyên nghiệp
Để xài cái này bạn phải có DAC cho nó và hiệu chỉnh sound card nữa[/QUOTE]

Coaxial là gì? RCA Jack là gì? Optical là gì? đọc đoạn trên có nói là các loại dây cáp bằng các chất liêu khác nhau, như đồng, hay cáp quang này nọ


và vài bài tham khảo:

Bitstream DTS-HD Master Audio và Dolby TrueHD thật đơn giản! - HDVNBits Forum

http://gsm.vn/threads/lossless-lossy.88812/